Sau gần hai tháng phát động, chiến dịch thi đua 102 ngày đêm triển khai xây dựng dự án 450MW kết hợp trạm biến áp (TBA) 500kV và đường dây 500kV, 220kV tại xã Phước Minh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đã đạt 76% tổng khối lượng thi công. Dẫu còn nửa chặng đường để cán đích, song chủ đầu tư và các nhà thầu đã, đang huy động tổng lực sớm đưa dự án vào vận hành, tăng khả năng kết nối và hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia.
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi cùng đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn, đi kiểm tra tiến độ công trường dự án Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam - Thuận Nam.
Dưới cái nắng như đổ lửa mới thấy hết sự vất vả, khó khăn của việc chạy đua, chủ đầu tư, nhà thầu cùng hàng trăm cán bộ công nhân đã, đang thi công ba ca miệt mài để bảo đảm đường găng tiến độ, chất lượng, an toàn và sớm cán đích hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch 102 ngày đêm đề ra.
Tổng Giám đốc Trung Nam - Thuận Nam Vũ Đình Tân cho biết, đến thời điểm này, dự án đã đạt tổng khối lượng thi công hơn 76%, trong đó trạm 500kV đạt 80%. Trạm biến áp có 9MBA, trong giai đoạn 1 sẽ có 6MBA được lắp đặt, và hiện tại cả 6 MBA đều đã được lắp đặt vào vị trí.
Công nhân Trungnam Group thi công ba ca liên tục để bảo đảm đường găng tiến độ.
Dự kiến đến ngày 15-7, sẽ triển khai thực hiện lọc dầu và sẽ hoàn thành trong hai tuần, dự kiến hoàn thành đóng điện ngày 5-8. Riêng đường dây điện 220kV đã thi công hoàn thành 100% móng trụ, đang lắp dựng các trụ cột điện, dự kiến hoàn thành công tác kéo dây ngày 25-7.
Đối với hạng mục đường dây 500kV đấu nối về trạm 500kV Vĩnh Tân dài 15,5km, đã hoàn thành bê-tông móng 25/34 vị trí, đạt 73.5%; lắp dựng trụ đạt 22/34 vị trí, đạt 64,7%. Hiện nay, đường dây 500kV còn năm trụ chưa thể triển khai thi công. Dự kiến, toàn bộ tuyến đường dây truyền tải sẽ hoàn thành vào ngày 7-8-2020.
Dự án gồm Nhà máy ĐMT 450MW, kết hợp với TBA 220/500kV và hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh (Thuận Nam) đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), với tổng vốn đầu tư 12 nghìn tỷ đồng.
Ngoài việc khai thác hơn 1 tỷ kWh điện từ nguồn năng lượng tái tạo, dự án sẽ góp phần quan trọng trong giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ.
Cùng với hai TBA của dự án, với tổng công suất 1.800MVA, kết hợp với các đường dây sẽ giúp tăng khả năng kết nối, tăng độ tin cậy cho hệ thống lưới điện tại khu vực Nam Trung Bộ.
Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia tháng 9-2020.
Theo ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện nay dự án còn đang bị vướng 3,8 ha đất rừng tại tỉnh Bình Thuận để mở hành lang an toàn phục vụ thi công và vận hành. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp các cơ quan ban, ngành của tỉnh bạn sớm tháo gỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công đúng với kế hoạch đề ra.
Với tầm quan trọng, ý nghĩa và tính chất cấp bách về hạ tầng lưới điện của khu vực hiện nay, dự án có vai trò quyết định cho việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước gắn với mục tiêu giải tỏa công suất các dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và bổ sung lưới điện quan trọng cho miền nam trong điều kiện thiếu điện.
“Nếu dự án Nhà máy ĐMT Trung Nam - Thuận Nam 450MW kết hợp TBA 220/500kV và đường dây 500kV, 220kV hoàn thành thì không những công suất các nhà máy điện tại Ninh Thuận được phát 100% lên lưới mà còn tạo ra giá trị gia tăng rất lớn cho tỉnh. Đặc biệt với tốc độ như vậy, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, và dự kiến sẽ đạt chỉ số tăng trưởng GDP 11,2%”, ông Vĩnh khẳng định.
Cùng với nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu, tiến độ dự án đạt được kết quả như hiện tại với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đặc biệt, việc xây dựng nhà máy ĐMT đã, đang giải bài toán kinh tế cho những vùng đất khô cằn nhưng giàu tiềm năng về nắng, gió.
Trungnam Group đang phấn đấu đưa dự án về địch đúng hẹn.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Tâm Thịnh Chủ tịch HĐQT Trungnam Group, cho biết: Việc phát triển ĐMT không chỉ làm cho giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích tăng lên 30 đến 40 lần so với cây trồng phù hợp với hiện trạng đất mà còn tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân địa phương.
“Đặc biệt, các dự án của Trungnam Group đã, đang triển khai sẽ góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu mà Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị đề ra đó là: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Sau khi dự án hoàn thành, Trungnam Group sẽ bàn giao hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý; đồng thời, khẩn trương hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định để dự án bảo đảm điều kiện thi công, đưa vào vận hành phát điện thương mại.
Dự án lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Đồng Nai
Dự án lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Bình Dương
Sử dụng năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng
Vận hành hai tổ hợp điện gió, điện mặt trời lớn nhất cả nước tại Ninh Thuận
Nuôi trồng thủy sản kết hợp điện mặt trời tại Việt Nam
Khởi công nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Quảng Ngãi
Thêm một kênh cung cấp điện năng hòa vào lưới điện quốc gia
Dự án thu mua năng lượng tái tạo của Google
索比光伏网版权所有 www.solarbe.com